Bánh mì Baguette là một trong những biểu tượng ẩm thực của nước Pháp. Với hình dáng dài, vỏ giòn tan và ruột mềm, loại bánh mì này đã chinh phục trái tim của người dân bản địa và du khách trên toàn thế giới. Thế nhưng ít ai thực sự hiểu về bánh mì Baguette. Bài viết này của Brandt sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin thú vị về loại bánh mì này.
Lịch sử hình thành thú vị
Tên gọi baguette bắt nguồn từ baculum trong tiếng La Tinh, có nghĩa là cây gậy. Đến nay, đã có nhiều giả thuyết về lịch sử của món ăn trứ danh này.
Có tài liệu cho rằng bánh mì khi xưa được làm bằng ra với hình dạng tròn. Vào thời Napoléon do lính phải di chuyển nhiều, người làm bánh mì của Napoleon đã nghĩ ra cách nặn cái bánh dài để dễ nhét vào túi quần, sử dụng tiện hơn bánh tròn to. Hơn nữa những chiếc bánh dài có thời gian nướng nhanh hơn bánh tròn nên vô cùng thuận lợi.
Giả thuyết thứ hai: Bánh mì Baguette có thể có nguồn gốc từ việc nhập khẩu bánh mì Viên (Viennoiserie) của August Zang vào Pháp vào năm 1839. Tuy nhiên, bánh mì Baguette của Pháp có sự khác biệt về chất lượng và hương vị so với bánh mì Viên. Bánh mì Viên có vỏ mềm hơn và hơi ngọt, và ruột mì đặc hơn.
Thế nhưng theo quan điểm của nhiều người thì bánh mì Baguette có nguồn gốc tại Áo. Vào thế kỷ 18, dưới thời trị vị của vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette, người gốc Áo. Khi sang đất Pháp làm hoàng hậu, bà không quên món bánh mì của quê hương. Những người thợ làm bánh giỏi nhất ở thủ đô Viên của Áo đã được triệu sang Pháp để phục vụ các bữa ăn hoàng gia. Thế là từ đó, món bánh mì Áo đã được du nhập vào Pháp. Thế là từ đó, món bánh mì Áo đã được du nhập vào Pháp. Lúc ấy chỉ dành cho giới hoàng gia chứ không phổ biến. Một thời gian sau, chế độ cộng hòa thay thế chế độ vua chúa của Pháp, mọi công dân đều bình đẳng. Bánh mì Baguette không còn là đặc quyền của giới hoàng gia nữa mà là của tất cả mọi người.
Sau Thế Chiến thứ Hai, Baguette chính thức trở thành một món ăn quan trọng trên toàn quốc. Với kích thước "chuẩn" là 80cm và trọng lượng 250g. Trong vài thập kỷ sau đó, nó đã trải qua sự thay đổi và biến thể khác nhau tùy theo vùng miền.Bánh mì Baguette vẫn là tên gọi phổ thông. Nhưng có nơi gọi nó là flute (cây sáo), couronne (hình chiếc nhẫn), và ficelle (nhỏ và dài như sợi chỉ). Cuối cùng, vào năm 1993, một luật đã đưa ra rằng Baguette phải được làm thủ công và không thể sản xuất công nghiệp. Điều này đã giữ cho Baguette trở thành biểu tượng ẩm thực Pháp.
Có hẳn một luật ban hành riêng về sản xuất bánh mì baguette
Chính phủ Pháp đã ra quy định rất nghiêm ngặt cho cách thức chế biến Baguette có tên gọi là "Le Décret Pain" (Nghị định Bánh mì). Cụ thể, bột mì/bột nở, men, nước và muối là những thành phần bắt buộc phải có để làm nên baguette. Chỉ có thể bỏ thêm bột đậu, bột đậu nành hoặc bột mạch nha lúa mì ở liều lượng vừa phải. Bánh mì phải nặng chuẩn 250gram.
Ngoài ra, Baguette phải được sản xuất thủ công ngay tại chỗ. Theo đó, người thợ sẽ trộn men và nước với nhau, sau đó cho bột vào rồi nhào thành một khối đến khi dẻo và mịn. Lưu ý, hàm lượng nước phải ở mức khoảng 50%. Tiếp đến, đặt khối bột lên tấm vải và đem nướng trên chảo với thiết kế dạng lỗ để dễ tản nhiệt. Đến khi vỏ ngoài đã ngả màu vàng ruộm; nhân bên trong chuyển màu nâu cà phê với kết cấu nhẹ, thoáng và bên trên bề mặt còn phủ một lớp bột mì trắng, ta đã có một thành phẩm hoàn hảo.
Thưởng thức bánh mì baguette chuẩn Pháp
Người Pháp rất khắt khe, thậm chí là khó tính trong việc ăn bánh mì Baguette. Đối với họ, một chiếc bánh được gọi là ngon khi đáp ứng được những tiêu chí như sau: vỏ bên ngoài giòn cứng và có màu rất vàng, nhân bên trong có màu nâu cà phê và mềm dẻo. Nhân phải mềm đến mức khi bạn dùng hai ngón tay nén nó lại thì ngay khi thả tay ra thì nó quay trở lại độ dày ban đầu. Để làm được một chiếc bánh kiểu này, cần khoảng 4 tiếng từ lúc nhào nặn bột cho đến lúc đóng khuôn và cho vào lò nướng.
Nắm bắt được tâm lý này mà Brandt đã cho ra mắt sản phẩm lò nướng đa năng BXP6555X với dung tích cực lớn, tích hợp 10 chức năng và công suất đạt cực đại giúp cho việc nướng bánh dễ dàng hơn bao giờ hết.
Thưởng thức bánh mì Baguette đúng cách là dùng tay bẻ thành miếng nhỏ vừa miệng, ngay cả những đoạn bánh đã được cắt, quết bơ lên và ăn. Nó cũng được quết mứt và ngâm vào chén cà phê hay socola nóng cho những bữa sáng truyền thống của Pháp. Bánh mì Baguette cũng thường được cắt đôi và phết pate, phomai hoặc các loại mứt.
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là biểu tượng của nền ẩm thực Pháp
Vào năm 2022, UNESCO đã công nhận “Nghệ thuật làm bánh mì baguette” là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bánh mì Baguette ngày nay có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều nơi. Đặc biệt là trong các siêu thị mini trong thành phố, siêu thị hoặc các tiệm bánh mì truyền thống được gọi là "la boulangerie" tại Pháp. Để thưởng thức một chiếc bánh mì Baguette chất lượng, bạn nên mua từ tiệm boulangerie, nơi thường sản xuất bánh tại chỗ. Những tiệm này thường trang bị một lò nướng bánh ngay đằng sau cửa hàng. Sáng sớm, thợ làm bánh thường cho ra lò những chiếc bánh mì nóng hổi để người tiêu dùng thưởng thức trong ngày.
Hằng năm, Pháp đều tổ chức cuộc thi Le Grand Prix de la Baguette để tìm ra người làm baguette ngon nhất thành phố. Cuộc thi này đã trở thành sự kiện quan trọng, và người chiến thắng sẽ nhận được huy chương và số tiền thưởng là 4.000 euro. Họ cũng được vinh danh trong vòng một năm, trở thành nhà cung cấp bánh chính thức cho cung điện Champs - Elysée, nơi tiếp đón các nhà lãnh đạo và chính trị gia thế giới. Người chiến thắng có quyền treo biển công nhận điều này ở ngoài cửa hàng và doanh thu từ bánh mì tăng lên 30-40% hàng năm. Điều này đã đánh dấu danh tiếng của những nghệ nhân làm bánh mì Baguette trên toàn thế giới.
Có thể bạn quan tâm: 5 Công Thức Món Ăn Pháp Dễ Làm Với Lò Nướng Brandt