Lò nướng là một thiết bị bếp thân thuộc đối với nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng và bảo quản lò nướng lâu bền. Trong bài viết này, Brandt sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bí quyết bảo quản lò nướng đúng cách, giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa.
Nguyên nhân làm lò nướng nhanh hỏng
Lò nướng, một thiết bị không thể thiếu trong căn bếp hiện đại, thường xuyên phải đối mặt với các tác động từ môi trường và quá trình sử dụng. Các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ và độ ẩm, bụi bẩn hay tác động vật lý là những nguyên nhân chính làm lò nướng dễ bị hỏng hóc.
Khi bật tắt lò nướng liên tục hoặc để lò nguội quá nhanh, các bộ phận bên trong có thể giãn nở và co lại đột ngột, gây ra nứt vỡ hoặc biến dạng. Môi trường ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc và rỉ sét, làm hỏng các mạch điện và linh kiện bên trong lò nướng. Bên cạnh đó, lớp bụi bám vào các khe hở, quạt gió làm giảm hiệu suất làm việc của lò, gây quá nhiệt và hỏng hóc. Đồng thời việc di chuyển hoặc va chạm mạnh có thể làm hư hỏng các bộ phận bên ngoài như cửa lò, bảng điều khiển.
Ngoài ra, lò nướng cũng dễ bị hỏng vởi những tác nhân bên trong như các vết cháy bám chặt vào thành lò, khay nướng rất khó làm sạch, lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi và ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Thức ăn vương vãi trong quá trình nướng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi và ăn mòn các bộ phận bên trong.
2. Nguyên tắc sử dụng lò nướng luôn bền đẹp
Vệ sinh lò nướng thường xuyên
Đây là một trong những thói quen quan trọng nhất để bảo quản lò nướng. Sau mỗi lần sử dụng, khi lò còn ấm, hãy dùng khăn mềm lau sạch các vết bẩn, mỡ thừa. Việc làm này sẽ giúp các vết bẩn không bám chặt vào bề mặt lò. Đối với các vết bẩn khó tẩy, bạn có thể sử dụng hỗn hợp baking soda và nước ấm để tạo thành một hỗn hợp sệt, bôi lên vết bẩn và để qua đêm. Sau đó, dùng khăn mềm chà nhẹ và rửa sạch. Trường hợp cửa lò nướng thường bị ố vàng do nhiệt độ cao. Bạn có thể dùng kem đánh răng hoặc baking soda để làm sạch.
Đặt lò nướng ở vị trí phù hợp
Để đảm bảo lò nướng hoạt động ổn định và an toàn, bạn nên đặt lò nướng ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh xa các nguồn nhiệt như bếp gas. Đồng thời, hãy đặt lò nướng xa các vật dễ cháy như giấy, rèm cửa và tránh những nơi ẩm ướt như gần bồn rửa. Khoảng cách tối thiểu giữa lò nướng và tường là 10cm để đảm bảo quá trình tản nhiệt. Ngoài ra, nên đặt lò nướng ở vị trí dễ quan sát và xa tầm với của trẻ em.
Làm nóng lò trước khi sử dụng
Làm nóng lò nướng ở công suất lớn trong 10 phút trước khi sử dụng là một bước quan trọng để đảm bảo vệ sinh và chất lượng món ăn. Nhiệt độ cao không chỉ tiêu diệt vi khuẩn mà còn giúp lò đạt đến nhiệt độ ổn định, giúp món nướng chín đều và có màu sắc đẹp mắt.
Điều chỉnh nhiệt độ hợp lý
Việc thay đổi nhiệt độ quá nhanh có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt, làm biến dạng các bộ phận bên trong lò. Mỗi loại thực phẩm cần một nhiệt độ nướng khác nhau. Việc điều chỉnh nhiệt độ phù hợp sẽ giúp thức ăn chín đều và tránh bị cháy khét, đồng thời bảo vệ lò nướng.
3. Một số mẹo nhỏ hữu ích khác
Khi sử dụng lò nướng, bạn nên đặt một lớp giấy bạc dưới khay nướng để dễ dàng vệ sinh. Ngoài ra, đặt một bát nước vào lò và bật lò ở nhiệt độ thấp trong khoảng 15 phút. Hơi nước sẽ làm mềm các vết bẩn, giúp bạn dễ dàng lau chùi. Nếu các vết bẩn quá cứng đầu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm làm sạch lò nướng chuyên dụng.
Bảo quản lò nướng không chỉ giúp thiết bị luôn sạch sẽ, bền đẹp mà còn góp phần đảm bảo an toàn cho gia đình. Với những chia sẻ trên, Brandt hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc “trợ lý đắc lực” trong căn bếp nhà mình.